Ngày cập nhật 2024-03-29 22:38:42

Cập nhật những thủ tục mở quán cafe, nhà hàng trong năm 2021

thủ tục mở quán cafe, nhà hàng

1. Đăng ký giấy phép kinh doanh 

Nếu bạn có ý định mở quán cafe, nhà hàng thì việc đăng ký giấy phép kinh doanh là điều tối cần thiết và bắt buộc phải làm. Việc đăng ký giấy phép chính là thủ tục đầu tiên mà tất cả các chủ quán cần thực hiện. 

Câu hỏi tiếp theo cần phải trả lời là Chọn hình thức đăng ký nào là hợp lý? Thủ tục đăng ký cần chuẩn bị những gì? và Đâu là nơi để thực hiện đăng ký?. Phần 1 của bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Các hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh

Hiện nay, theo luật quy định tại Việt Nam sẽ có các hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh như sau: 

- Đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa cá nhân 

- Đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa hộ gia đình

- Đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp 

LƯU Ý: So với hai hình thức là đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa cá nhân hay hộ gia đình thì việc đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn trong thủ tục, giấy tờ và cũng phải hoàn thành nhiều khoản thuế hơn. 

Vì vậy, nếu bạn không không có ý định mở rộng ý tưởng kinh doanh của mình theo dạng chuỗi hoặc nhượng quyền thì nên đăng ký dưới hình thức kinh doanh cá thể (tức là danh nghĩa cá nhân hoặc hộ gia đình) sẽ giúp các thủ tục mở quán cafe, nhà hàng trở nên đơn giản hơn, mức thuế phí hàng năm cũng nhỏ đi. 

Xem thêm: Thấu hiểu về nhượng quyền nhà hàng từ A đến Z

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục đăng ký kinh doanh hiện nay

Thủ tục mở quán cafe, nhà hàng hiện nay bao gồm: 

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận huyện nơi mở quán. 

Nội dung hồ sơ: 

+ Tên hộ kinh doanh 

+ Địa chỉ chính xác nơi đặt cơ sở kinh doanh 

+ Số điện thoại liên hệ 

+ Email cá nhân 

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Số vốn kinh doanh

+ Số lao động 

- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của cá nhân, nhóm cá nhân tham gia hộ kinh doanh. 

- Hợp đồng thuê nhà (nếu có)

LƯU Ý: Người đại diện đăng ký kinh doanh cần hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, nộp lệ phí theo quy định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được cấp trong vòng 4 ngày làm việc. 

Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh 

Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ. Thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là 4 ngày làm việc.

Nếu bạn muốn đăng ký giấy phép thành lập công ty thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi bạn muốn đặt trụ sở doanh nghiệp. Thời gian đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 3 ngày làm việc;

Ví dụ: Nếu bạn muốn làm thủ tục đăng ký kinh doanh mở công ty tại Đà Lạt, thì bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng. Nơi cấp giấy phép kinh doanh là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng.

2. Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 

Đối với các ngành nghề kinh doanh ăn uống, thực phẩm thì bắt buộc cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP). Các chủ quán cafe, nhà hàng cần lưu ý loại giấy phép này.

Thủ tục mở quán ăn, quán cafe, trà sữa cần lưu ý loại giấy phép này. Các bước để có được giấy phép như sau:

Bước 1: Xin giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ quán/ đầu bếp/ người trực tiếp tham gia nấu nướng, chế biến tại quán ăn phải có giấy khám sức khỏe, đảm bảo có đủ sức khỏe để hoạt động kinh doanh. 

Sau đó, những người này cần tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Sau lớp tập huấn, người tham gia phải thực hiện bài kiểm tra, nếu đạt 80% kết quả bài kiểm tra thì sẽ được thông qua. 

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: 

- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 

- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh

- Bản vẽ mặt bằng cơ sở kinh doanh và khu vực xung quanh 

- Bản sao công chứng giấy sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia 

- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của lớp tập huấn

- Giấy cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

- Bản kê khai cơ sở vật chất của quán 

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thiện giấy cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm - thủ tục mở quán cafe, nhà hàng. Chủ quán chủ động nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. 

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không được cấp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà thuộc một đơn vị có thẩm quyền riêng thực hiện và cấp phép. Đó chính là Chi cục An Toàn Thực Phẩm. Tại mỗi tỉnh hoặc thành phố sẽ có một Chi cục an toàn thực phẩm riêng, chủ cửa hàng có thể tra cứu thông tin Chi cục an toàn thực phẩm tại thành phố nơi mình sinh sống để đến xin cấp phép.

Mẫu hồ sơ theo chuẩn có sẵn tại bộ phận một cửa của chi cục an toàn thực phẩm. Chủ cửa hàng có thể đến trực tiếp nơi để xin mẫu, sau khi hoàn thiện hồ sơ cũng nộp tại bộ phận một cửa này. 

Trong vòng 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và trong vòng 10 ngày đoàn công tác sẽ đến kiểm tra trực tiếp tại cơ sở kinh doanh. Nếu các bước kiểm tra đạt, quán của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tiến hành kinh doanh. 

Giấy chứng nhận này chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Kết thúc thời gian này, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra và thẩm định lại, nếu cơ sở không đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

3. Các loại thuế phí cần nộp hàng năm 

Ngay sau khi hoàn thiện thủ tục mở quán cafe, nhà hàng. Quán của bạn được cấp giấy phép kinh doanh, cục thuế sẽ có hồ sơ lưu trữ và căn cứ vào đó để đánh thuế các loại mà chủ quán cần phải nộp. Các loại thuế cần phải thực hiện khi mở quán cafe, quán ăn như sau: 

Thuế môn bài

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm

- Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm

- Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm

- Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nơi nộp thuế

Người nộp thuế có thể đến các địa điểm sau đây để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định: 

- Tại kho bạc nhà nước nơi gần nhất với cơ sở kinh doanh. 

- Tại các cơ quan thuế, quản lý thu thuế. 

- Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế; Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

- Thông qua các ngân hàng thương mại, những ngân hàng phối hợp thu ngân sách nhà nước. Hiện nay, có đến 36 ngân hàng thực hiện thu thuế nhà nước.

>>> Xem thêm: 

Kinh nghiệm kinh doanh “1 vốn 4 lời” cho các nhà hàng

Những bí quyết vàng khi thuê mặt bằng kinh doanh

Hướng dẫn thực hiện toàn bộ quy trình mua hàng cho nhà hàng - quán cafe

Trần Viết Quân