Ngày cập nhật 2024-04-19 16:50:09

Giá trị cốt lõi là gì? 12 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hàng đầu

Giá trị cốt lõi (core values) là linh hồn và yếu tố làm nên sự khác biệt của một tổ chức. Vậy giá trị cốt lõi là gì và cách xây dựng ra sao, hãy cùng Tanca tìm hiểu trong bài viết này nhé!

giá trị của doanh nghiệp lấy làm cốt lỗi

1. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi là tập hợp những niềm tin, lý tưởng và những định hướng mà mỗi người thiết lập cho cuộc sống của cá nhân. Hiểu một cách đơn giản, bạn định nghĩa con người mình thế nào thì giá trị của bạn là như thế ấy.

Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tập hợp những nguyên tắc chung, lý tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố  này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó hình thành nên tính cách của doanh nghiệp.

Những giá trị này có thể cho biết con người của tổ chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: phát triển bền vững,khách hàng là thượng đế,...)

thành phần của 1 giá trị cốt lõi là gì

Các giá trị cốt lõi thường mang tính quan trọng, vì nó là tuyên ngôn giá trị của doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài tính cách dưới đây:

  • Sự cam kết
  • Sự đáng tin
  • Sự tận tâm
  • Sự thân thiện
  • Tính hài hước
  • Lòng trung thành
  • Sự lạc quan
  • Tính Phóng khoáng
  • Sự Tôn trọng
  • Sự hiếu khách

Biết được đâu là giá trị cốt lõi chính để phù hợp với sản phẩm, hành vi nội bộ cũng như quan hệ đối ngoại là chìa khóa cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó.

2. Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi đối với một doanh nghiệp

Đối với một cá nhân, hiểu được giá trị cốt lõi là gì giúp người đó không bị lạc lối giữa muôn vàn ngã rẽ của cuộc sống. Tương tự đối với doanh nghiệp, giá trị cốt lõi là tiền đề vô cùng quan trọng để định hướng kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả. 

2.1. Giá trị cốt lõi giúp nhân viên hành xử đúng đắn.

Khi doanh nghiệp sở hữu những giá trị quan rõ ràng, nhân viên sẽ hiểu họ đại diện cho điều gì. Các giá trị cốt lõi sẽ trở thành kim chỉ nam hướng dẫn họ hành xử tại môi trường làm việc một cách thích hợp.

Ngoài ra, trong một môi trường biến động nhanh về kinh tế, xã hội, những chuẩn mực đạo đức thì giá trị cốt lõi là điều cần thiết. Vì như vậy, nhân viên sẽ luôn giữ vững lòng tin vào những nguyên tắc mà doanh nghiệp đã tuyên bố cũng như là lòng tin cá nhân vào nhân sinh quan tốt đẹp.

Đọc thêm: 3 quy tắc giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

2.2. Khách hàng sẽ hiểu được doanh nghiệp là ai

Phát triển mối liên kết chặt chẽ với khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy thì chính giá trị cốt lõi  khiến khách hàng nhận diện được hình ảnh thương hiệu, một bước gần hơn tới sản phẩm dịch vụ.

Thật như vậy, khi khách hàng ấn tượng bởi những gì mà doanh nghiệp mang lại thì dễ dàng nâng cao niềm tin và doanh số bán hàng đối với sản phẩm dịch vụ đó.

Qua đó, giá trị cốt lõi độc đáo có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường vốn đã rất khắc nghiệt.

2.3. Thu hút và duy trì bền vững đội ngũ nguồn nhân lực tài năng

Văn hóa, con người cũng như cách thức kinh doanh cũng được các ứng viên xem xét khi tìm hiểu thông tin của một tổ chức. Vì chắc chắn không có một ai muốn làm việc tại một nơi không phù hợp với mình cũng như doanh nghiệp muốn thu hút đúng tài năng. 

giá trị của doanh nghiệp thu hút khách hàng

Giá trị cốt lõi vừa là phương thức giao tiếp tốt nhất của hai bên vừa là nền móng đào tạo những cá nhân đóng góp cho tổ chức.

3. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi

Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của giá trị cốt lõi, vậy thì doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ đâu. Đối với một người CEO, không có một bộ hướng dẫn cụ thể nào xác định nguyên tắc đó là đúng hay sai. Vì mỗi nơi sẽ có đặc điểm riêng tạo nên những giá trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, bạn cần làm rõ những câu hỏi dưới đây để xây dựng bộ giá trị cho riêng mình:

Team bạn tin tưởng vào điều gì?

Những người đồng hành cùng bạn mong muốn giá trị doanh nghiệp mang lại như thế nào, giá trị cốt lõi là gì. Hãy suy nghĩ và phân tích cùng những người đồng đội có chung lý tưởng và đích đến sẽ cho ra được kết quả thích hợp. Nguồn nhân lực được kết nối giúp tạo ra một văn hóa vững chắc và đi cùng nhau lâu dài. 

Khách hàng cần gì?

Cùng với một dòng sản phẩm đó, làm sao để khách hàng nhớ đến bạn. Hầu hết, họ đều coi trọng những giá trị gia tăng của sản phẩm mà lĩnh vực của bạn mang lại là gì? Đó có thể là điểm mạnh của việc chăm sóc khách hàng, hay một nơi bán sản phẩm có giá thành rẻ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo,... Cố gắng tìm hiểu thật kỹ khách hàng cũng như những điều doanh nghiệp giúp ích được cho họ.

Đọc thêm: Muốn tiếp cận khách hàng, hãy bắt đầu một cuộc đối thoại

4. Danh sách giá trị cốt lõi tâm đắc đã tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp hàng đầu

Sau đây là tổng hợp các ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về sự thành công đằng sau của nhiều tổ chức danh tiếng.

Giá trị cốt lõi của Google:

Một công ty có tầm ảnh hưởng như Google chắc chắn sẽ không làm người đọc thất vọng khi nghe những triết lý và giá trị của họ:

  • Tập trung vào người dùng và mọi thứ khác sẽ theo sau
  • Hãy làm một thứ thôi, và phải thật sự tốt
  • Nhanh tốt hơn chậm
  • Dân chủ trong công việc liên quan đến web
  • Không cần phải ở bàn làm việc mới cần đến câu trả lời
  • Bạn có thể kiếm tiền mà không làm điều xấu
  • Thông tin thì luôn có ngoài kia
  • Nhu cầu thông tin thì vượt qua mọi biên giới
  • Bạn có thể nghiêm túc mà không cần một bộ com lê
  • Chỉ xuất sắc thôi chưa đủ

Giá trị cốt lõi của Nike

Nike là một trong những thương hiệu giày nổi tiếng nhất trên thế giới, sứ mệnh của họ là mang lại nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho mọi vận động viên:

  • We dare to design the future of sport : Chúng tôi dám thiết kế lại tương lai của thể thao
  • A team that’s empowered, diverse and inclusive: Một đội ngũ được trao quyền, đa dạng và hoà nhập
  • The world is our community: Thế giới là cộng đồng của chúng tôi
  • A fair sustainable future for every athlete: Một tương lai bền vững, công bằng cho mọi vận động viên

Giá trị cốt lõi của Starbucks

  • Tạo ra một nền văn hóa ấm áp và thân thuộc, nơi ất cả mọi người đều được chào đón
  • Can đảm hành động, thách thức hiện trạng và tìm ra những cách thức mới để phát triển công ty 
  • Hiện diện, kết nối với sự minh bạch, trang nghiêm và tôn trọng. 
  • Cố gắng hết sức mình trong tất cả những gì chúng tôi làm, tự chịu trách nhiệm về kết quả.

Đọc thêm: Cách Starbucks chinh phục khách hàng trên toàn thế giới

Giá trị cốt lõi của Colgate

Hoạt động kinh doanh của Colgate dựa trên ba giá trị cốt lõi

  • Quan tâm 
  • TInh thần đồng đội toàn cầu
  • Cải thiện không ngừng

Giá trị cốt lõi của Estee-Lauder

Đế chế thương hiệu mỹ phẩm lâu đời Estee-Lauder luôn giữ vững những giá trị độc đáo kể từ khi mới thành lập

  • Sự sáng tạo
  • Tinh thần làm chủ
  • Sự liêm chính
  • Mối quan hệ gần gũi với khách hàng

Giá trị cốt lõi của IKEA

giá trị  cốt lõi thương hiệu ikea

Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện cuộc sống của người dân mỗi vùng miền khác nhau, IKEA đã gây tiếng vang với tầm nhìn phát triển mà thương hiệu mang lại

  • Khiêm tốn và mạnh mẽ
  • Lấy lãnh đạo làm gương
  • Dám khác biệt
  • Sự thống nhất và nhiệt huyết
  • Ý thức về chi phí
  • Không ngừng đổi mới
  • Chấp nhận và giao phó trách nhiệm

Giá trị cốt lõi của Unilever

Trong quá trình hoạt động, một tập đoàn đa quốc gia như Unilever luôn xác định rõ giá trị cốt lõi:

  • Đề cao sự công bằng
  • Không ngừng đổi mới hướng đến sự tích cực
  • Xác định mục tiêu rõ ràng để mang lại sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng
  • Sẵn sàng hợp tác

Giá trị cốt lõi của Samsung

Đặt con người là trung tâm của hoạt động, chính vì vậy mà giá trị cốt lõi của Samsung hướng về mục tiêu bảo vệ và sự phát triển của con người

  • Con người
  • Ưu tú
  • Đổi mới
  • Liêm chính
  • Đồng thịnh vượng

Giá trị cốt lõi của Novaland

Xây dựng tầm nhìn là nhà phát triển Bất động sản hàng đầu Việt Nam, Novaland  có những giá trị cốt lõi như sau:

  • Hiệu quả
  • Chính trực
  • Chuyên nghiệp

Giá trị cốt lõi của Viettel

Khẩu hiệu “hãy nói theo cách của bạn” đã in dấu trong lòng người dân Việt Nam bao thế hệ nay. Giá trị cốt lõi của Viettel khác biệt và độc đáo thể thông qua 8 điều dưới đây:

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
  • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
  • Sáng tạo là sức sống
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Truyền thống và cách làm của người lính
  • Ngôi nhà chung mang tên Viettel

Giá trị cốt lõi của Vingroup

tầm nhìn của vingroup

Tín: Vingroup đặt chữ tín lên hàng đầu,, lấy chữ tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín cũng như bảo vệ danh dự của chính mình. Điều quan trọng là mang đến cảm kết với khách hàng, đối tác về sản phẩm dịch vụ chất lượng.
Tâm: Chữ tâm là một trong những nền tảng trọng tâm của việc kinh doanh bao gồm thượng tôn pháp luật, duy trì đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội. Ngoài ra, coi trọng khách hàng và chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện luôn là một trong những ưu tiên của Vingroup.

Trí: Vingroup coi sáng tạo là giá trị riêng biệt của một tổ chức và đề cao sự  cải tiến, dám nghĩ dám làm. Văn hóa này sẽ thu hút được nhiều nhân tài mang đến làn gió mới cho doanh nghiệp

Tốc: Vingroup lấy tốc độ, hiệu quả trong từng hành động và xác định “vinh quang thuộc về những người đúng hẹn” nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Tinh: Là nơi tập hợp tinh hoa của con người có Đức và có Tài để tạo nên những sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất.

Nhân: Vingroup xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp bằng sự thiện chí, tinh thần nhân văn.

Giá trị cốt lõi của FPT

“Tôn, Đổi, Đồng - Chí, Gương, Sáng” được xem là 6 giá trị cốt lõi kiến tạo nên tập đoàn FPT

  • Tôn trọng: không phân biệt vị trí cao thấp, chấp nhận mọi người như chính giá trị vốn có của họ
  • Đổi mới: Không ngừng học hỏi và nỗ lực không ngừng để dẫn đầu trong công nghệ mới
  • Đồng đội: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình
  • Chí công: Đây là yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng lòng tin với nhân viên
  • Gương mẫu: Lấy tấm gương lãnh đạo làm mẫu đại diện cho tinh thần của tập đoàn
  • Sáng suốt: Tầm nhìn xa và quyết đoán.

5. Tổng kết

Những thông tin vừa trình bày ở trên đã giải thích rõ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp. Khi hiểu được giá trị của mình và những gì đem lại cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ có nền tảng để phát triển bền vững cũng như quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.

Bên cạnh đó, hy vọng bài viết cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về giá trị cốt lõi của những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và trong nước, nhằm tạo ra những giá trị cốt lõi riêng biệt cho doanh nghiệp.

>>> Đọc thêm: 

Học Google cách tổ chức một cuộc họp hiệu quả

Phần mềm HRM là gì? TOP 4 điều cần biết

Phơi bày 5 sự thật khi quản trị một doanh nghiệp triệu đô

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm