Ngày cập nhật 2024-03-28 15:34:36

Pipeline là gì? Vai trò và ứng dụng của pipeline trong kinh doanh

Pipeline là gì? Dịch theo nghĩa thuần Việt, pipeline có nghĩa là đường ống, nhưng trong giới kinh doanh pipeline được hiểu theo ý nghĩa là một quy trình làm việc, giúp doanh nghiệp B2B vận hành một cách hiệu quả.

quy trình đường ống bán hàng

 Pipeline là gì? Các ứng dụng của pipeline trong hoạt động của doanh nghiệp?

1. Định nghĩa trong ngôn ngữ kinh doanh?

Pipeline là gì? Theo ý nghĩa phổ biến trong giới kinh doanh, pipeline là chuỗi các hoạt động có tính liên kết với nhau, hoặc có thể hiểu đó là một quy trình xuyên suốt và vận hành liên tục. Tùy theo nhiều yếu tố khác nhau (sản phẩm kinh doanh, phương hướng phát triển,...), mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một Pipeline phù hợp cho mình, giúp đáp đứng được các mục tiêu dài hạn và đưa công ty lên đà phát triển.

Pipeline trong ngôn ngữ kinh doanh còn có hai khái niệm nhỏ là Sale Pipeline và Inside Sale. Cụ thể:

  • Sale Pipeline là gì? Là một quy trình bán hàng, bao gồm các trình tự cụ thể được sắp xếp và hoạt động liên tục như một dòng chảy trong lòng ống. Tuy nhiên, các công đoạn vẫn được phân chia rõ ràng, giúp các hoạt động giao dịch mua bán trong doanh nghiệp được thực hiện quả. 
  • Inside Sale: Bao gồm các hoạt động kinh doanh không trực tiếp (thường hoạt động qua các mạng xã hội). Hiện nay, phương thức tiếp cận khách hàng này đang rất phổ biến và mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp.
quy trình bán hàng

2. Đặc điểm của quy trình pipeline trong doanh nghiệp B2B

Quy trình pipeline là gì và có ý nghĩa gì trong doanh nghiệp B2B? Để các hoạt động kinh doanh được vận dụng linh động và phù hợp với thời điểm, cùng các mục tiêu đang hướng tới, thời gian sẽ được linh hoạt tùy chỉnh theo thời gian vận hành quy trình. 

Nếu có thể hiểu rõ đặc điểm và vai trò của pipeline trong kinh doanh là gì, đồng thời biết cách đưa vào ứng dụng, doanh nghiệp có thể từ từ xây dựng một quy trình làm việc hiệu quả theo từng giai đoạn cụ thể.

>>> Đọc thêm: 9 Ý tưởng làm video truyền thông xã hội cho các Công ty B2B

3. 5 giai đoạn cụ thể của một quy trình pipeline trong kinh doanh

Sau khi đã làm rõ về pipeline là gì, doanh nghiệp có thể đi đến bước tiếp theo là xây dựng một mô hình với từng giai đoạn cụ thể như sau:

Nghiên cứu đối tượng tiềm năng

Việc bán sản phẩm có thể mang lại doanh thu tốt hay không phụ thuộc vào các khách hàng đang có nhu cầu hoặc quan tâm đến nó. Vì vậy, đây là bước đầu tiên và cũng là quan trong nhất trong 5 giai đoạn.

Đề xuất nhóm khách hàng cần hướng tới

Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật các tệp khách hàng mới đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Chú ý đề xuất và quảng bá đến nhóm đối tượng này nhiều hơn sẽ giúp tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm

Để thực hiện tốt bước này cần đòi hỏi cao từ các kỹ năng của nhân viên tư vấn/bán hàng. Cách thuyết phục trực tiếp sẽ khiến khách hàng sẽ bị lôi cuốn về sản phẩm hơn. Nhưng cũng cần người bán hàng có độ nhạy bén cao, cách nói chuyện thuyết phục và thân thiện,... giúp tạo cho khách hàng sự thoải mái và đặt niềm tin vào sản phẩm.

chăm sóc  khách hàng online

Hiện nay, phương thức chăm sóc khách hàng với hình thức online đang trở nên cực kỳ phổ biến

Chăm sóc khách hàng, xây dựng quan hệ

Công tác chăm sóc khách hàng như tư vấn, giải đáp thắc mắc,... sẽ giúp họ có ấn tượng tốt đối với sản phẩm và doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định mua hàng, hoặc trở thành khách hàng thân thiết. Cho nên, giai đoạn này cũng có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến lượng sản phẩm tiêu thụ.

>>>  Đọc thêm: Những hình thức chăm sóc khách hàng thông dụng nhất hiện nay

Bước cuối cùng: Chốt đơn

Trải qua các bước trên, cùng kỹ năng tư vấn của nhân viên bán hàng. Nếu quy trình hoạt động hiệu quả và khách hàng có cảm giác hài lòng, yên tâm với sản phẩm. Chắc chắn họ sẽ đi đến quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể dẫn dắt khách đến các sản phẩm cùng hạng mục hoặc có mối liên hệ với nhau, giá trị doanh thu sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi có mốc thời gian cụ thể cũng là một điểm nhấn thu hút một lượng lớn khách hàng. Với tâm lý tiết kiệm chi phí, thích mua hàng giá khuyến mãi, số lượng sản phẩm được bán ra sẽ càng nhiều hơn.

bước cuối cùng của đường ống bán hàng

Dẫn khách hàng đến quyết định chốt đơn sản phẩm chứng tỏ sự hiệu quả và thành công của quy trình, cũng như năng lực của người bán hàng

4. Sự khác nhau giữa Sale Pipeline và Sale Funnels

Về cơ bản, Sale Pipeline và Sale Funnels đều là những quy trình cùng có một mục tiêu là đưa sản phẩm đến gần hơn với các khách hàng. Tuy nhiên, về hình thức và cách thức vận hành hai quy trình này lại có một vài điểm khác nhau, đồng thời cũng mang lại những kết quả khác nhau cho doanh nghiệp.

Về Sale Pipeline

Quy trình của Sale Pipeline hướng đến sự biến đổi từ khách hàng tiềm năng đến khách hàng của sản phẩm, hoặc thậm chí trở thành đối tượng khách hàng thân thiết. Hiểu được Sale Pipeline là gì và ứng dụng của nó trong thực tế cũng được xem là giải pháp tối ưu cho nhiều nhà bán hàng. Bởi các bước hoạt động tập trung nhiều vào từng giai đoạn cụ thể, giúp nhân viên có thể theo sát và làm theo một quy trình rõ ràng, mang lại hiệu quả tốt trong công việc.

Vì luôn cập nhật và nắm bắt các nhóm khách hàng tiềm năng, Sale Pipeline có thể hỗ trợ tối ưu việc tiếp cận và bán hàng bằng cách giải quyết một số vấn đề như:

  • Nhóm đối tượng nào đủ điều kiện trở thành các khách hàng tiềm năng? Số lượng khoảng bao nhiêu?
  • Nhóm khách hàng chưa trả lời đề xuất mua hàng có khoảng bao nhiêu?
  • Nhóm khách hàng đang thương lượng giá cả sản phẩm có khoảng bao nhiêu?
  • Nhóm khách hàng đã liên hệ với doanh nghiệp sau khi nhận được thông tin về sản phẩm nhưng chưa được hồi đáp có khoảng bao nhiêu?

Bên cạnh đó, quy trình của Sale Pipeline mặc dù có cấu trúc như một kênh bán hàng nhưng nó vẫn có nhiều đặc điểm riêng mà trong đó, quá trình thu hút và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm được theo dõi chặt chẽ.

đường ống bán hàng  hiệu quả

Mặc dù đều nhắm đến mục tiêu là hướng đến khách hàng, nhưng Sale Pipeline và Sale Funnels vẫn có đôi nét khác nhau

Về Sale Funnels

Nếu như Sale Pipeline được ví như một đường ống, nhưng với quy trình của Sale Funnels lại được hình dung như một chiếc phễu. Điểm chung của hai hình thức sale chính là biến đối tượng tiềm năng trở thành khách hàng. Thông qua quy trình Sale Funnels, hiệu suất bán hàng sẽ được đo lường giúp theo dõi các số liệu về:

  • Mức độ hiệu quả: Các giai đoạn của Sale Funnels thường gồm có nhận biết – yêu thích – xem xét – dự định – đánh giá – mua hàng. Nếu số liệu cho thấy hầu hết các khách hàng rời đi trước khi đến bước cuối cùng, có thể bạn đang gặp lỗi tại giai đoạn nào đó và cần khắc phục.
  • Chi phí tiếp cận: Quảng cáo sản phẩm qua các phương tiện truyền thông luôn là con đường nhanh nhất để tiếp cần đối tượng tiềm năng. Thế nhưng, để tính toán chi phí sao cho đạt mức tối ưu nhưng vẫn mang lại hiệu quả, nhà quản lý nên cân nhắc cẩn thận tổng chi phí dùng trong các chiến dịch và phân chia một cách hợp lý.
  • Tỷ giá: Xem xét từ các kênh tiếp thị để theo dõi có bao nhiêu đối tượng tiềm năng đã chuyển đổi thành khách hàng. Từ đó đánh giá hiệu quả và năng suất mà kênh truyền thông đó mang lại.


 

phễu bán hàng là gì

Sale Funnels thiên về sự đo lường trong việc chuyển đối đối tượng tiềm năng trở thành khách hàng.

Với cái nhìn sơ lược ngắn gọn, Sale Pipeline và Sale Funner có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

Sale Pipeline

Sale Funner

Theo dõi khách hàng tiềm năng mỗi giai đoạn cụ thể

Theo dõi các số liệu để xem xét quá trình chuyển đổi khách hàng

Tiến hành theo quy trình bán hàng đã được thiết kế sẵn

Chọn lọc và tạo ra đối tượng tiềm thông qua các kỹ năng tiếp thị

Quy trình mua hàng của khách dựa theo quan điểm của người bán

Ngược lại, quy trình sẽ được thiết lập dựa trên xu hướng chung của khách hàng

Báo cáo từ Sale Pipeline có thể cho thấy các giai đoạn có nhiều đối tượng tiềm năng để tập trung vào đó

Báo cáo giúp phát hiện, ngăn chặn và cải thiện các giai đoạn chuyển đổi.

Hoạt động của Sale Pipeline mang nhiều giá trị hơn về hoạt động bán hàng

Hoạt động của Sale Funnel tập trung theo định hướng hiệu suất


5. Tính năng CRM của Tanca giúp doanh nghiệp quản lý Sales hiệu quả 

Tanca là một trong những phần mềm quản lý nhân sự giúp các doanh nghiệp quản lý cho các công trình, dự án, chiến dịch,… phù hợp với nhiều yêu cầu đa dạng của các mô hình kinh doanh. 

  • Mẫu quản lý công việc: Tanca cung cấp hơn 60 mẫu quản lý công việc để phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp đa dạng, vừa giúp các nhân viên thực hiện công việc tiện lợi hơn chỉ với mẫu có sẵn.
  • Quản lý tiến độ công việc: Người dùng có thể theo dõi tiến độ công việc hằng ngày, xem xét nên ưu tiên công việc nào trước, việc nào có thể để sau.
  • Quản lý quy trình làm việc: Tanca cho người dùng theo dõi tình trạng công việc đang lên kế hoạch, đang làm hay đã hoàn thành.
  • Xem xét Deadline: Hệ thống lịch deadline công việc giúp các nhân viên có thể đánh giá tổng quan và có cách điều chỉnh phù hợp.
  • Quản lý cá nhân: Nếu một cá nhân phải hoàn thành nhiều công việc khác nhau, Tanca có thể giúp người dùng xây dựng kế hoạch phù hợp mà không cần dùng thêm phần mềm hỗ trợ.
  • Tạo trạng thái phê duyệt: Nhân viên sẽ biết được mẫu báo cáo đã được phê duyệt chưa, đã bị từ chối hay cần chỉnh sửa thêm.
  • Hệ thống báo cáo động: Tanca vừa giúp xây dựng bản báo cáo, vừa cung cấp các mẫu báo cáo tiêu chuẩn để người dùng tham khảo.
  • Quản lý files tập trung: Bạn có thể tìm kiếm file đơn giản hơn với chứng năng này.
  • Tự động hóa quy trình: Thay vì mất thời gian kiểm tra từng cá nhân, hệ thống tự động hóa sẽ giúp bạn phân chia công việc và báo cáo, nhắc nhở khi cần thiết. 
  • Số hóa các loại giấy tờ: Biểu mẫu, đề nghị và các giấy tờ khác sẽ được số hóa một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần copy file mẫu lên trang trực tuyến, hệ thống sẽ hiển thị các quy trình phê duyệt kèm theo chữ ký số. Từ đó giúp tránh các sai sót không mong muốn trong công việc

Mong rằng qua những thông tin trên, quý độc giả đã nắm được định nghĩa về Pipeline là gì cũng như một số thông tin hữu ích khác. Hãy liên hệ với Tanca để nhận được sự hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

>>> Đọc thêm:  
7 phần mềm quản lý công việc phổ biến nhất năm 2022

Lực lượng bán hàng (Sale forces) là gì? Bản chất và chức năng

Doanh nghiệp có nên mua phần mềm quản lý nhân sự?

Hà Thị Hương Thảo
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm